GÓC TRỜI ÂM NHẠC ĐƯƠNG ĐẠI.

- New-Age, đôi khi được so sánh như âm nhạc không gian, cũng có vài định nghĩa mập mờ, nôm na đây là loại nhạc chú trọng giai điệu và lấy đó làm cốt lõi. - Những định nghĩa rõ ràng về 1 nhóm hay 1 album nào đó của New-Age thường do người nghe đưa ra những luận điểm. Những đặc điểm của dòng nhạc này chưa được định nghĩa một cách rõ ràng, cẩn thận. Một phần là do sự xuất hiện của 1 nghệ sĩ mới nào đó với những ý tưởng mới, niềm tin mới về New-Age ( New-Age beliefs ). Hoặc do nhiều nghệ sĩ hoặc band nhạc cho rằng âm nhạc của họ không phải là New-Age. - Đa phần New-Age được mô tả là 1 thể loại âm nhạc điện tử ( electronic music) kết hợp với việc biểu diễn khí nhạc ( instrument), duy trì thường xuyên những thứ tự hòa âm và âm nền. Những bài hát rất dài, có bài lên đến hơn 20 phút, hoặc nhiều hơn nữa cũng không phải là trường hợp cá biệt. - Việc điều chỉnh và sử dụng âm thanh của các nhạc cụ acoustic cũng đáng chú ý ( trong nhiều trường hợp, âm thanh điện tử được sử dụng để thay thế). - Việc ghi âm lại những âm thanh tự nhiên đôi khi được sử dụng như là một đoạn dạo đầu ( intro) của 1 track, hoặc cũng có thể là chủ đề xuyên suốt của bản nhạc. - Những đặc tính kể trên cũng được ứng dụng dưới nhiều mức độ ở những thể loại nhạc khác. Do vậy, ranh giới giữa New-Age và các dòng nhạc phụ cận là rất mong manh. - Có 3 nhóm chính được phân loại bởi người nghe với những niềm tin khác nhau để trả lời cho câu hỏi:” What’s New-Age music?”. Và do vậy, các nghệ sĩ cũng được phân loại theo từng dạng của New-Age. 3 định nghĩa đó là:

1. New-Age là 1 nhánh (branch) của âm nhạc điện tử bao gồm những mảng giai điệu, những bản nhạc non-dance, được sắp đặt có chủ ý về mặt nghệ thuật và nội dung cần thể hiện. Ở đây là ngược với thể loại nhạc điển tử khiêu vũ electric dance music. Chẳng hạn như Techno hay Hiphop -> đại diện cho những dòng nhạc điện tử không giai điệu, ồn ào….. - Căn cứ theo quan điểm này thì các nghệ sĩ và ban nhạc như Enigma, Enya, Vangelis, Yanni, Kitaro, Secret Garden, Gregorian, Loreena Mc Kennitt, Jean-Michel Jarre, Popol Vuh, Klaus Schulze, Shuzanne Ciani, Tangerine Dream … tất cả đều thuộc phạm vi của New-Age. - Tuy vậy, còn có 2 điểm thắc mắc nho nhỏ chưa được giải quyết triệt để là:

- a. Những nghệ sĩ như Enya, Vangelis, hay Edgar Froese ( nhóm Tangerine Dream) cho rằng nhạc của họ không phải là New-Age. Chỉ một vài album trong số đó được cảm nhận như là ” New-Age music” hay là 1 tác phẩm âm nhạc mang tính chất tôn giáo.

- b. Âm nhạc của Vangelis hay Tangerine Dream thường thay đổi. Có nhiều album trong đó không được xem là New-Age. Ví dụ như Vangelis có nhiều tác phẩm dùng để thể hiện khả năng cắt ghép âm nhạc, hoặc các thử nghiệm về tính năng nhạc điện tử. Và do vậy, cũng khó có thể cho rằng Vangelis là 1 New-Age hoàn toàn.

2. New-Age là 1 nhánh của âm nhạc điện tử mà phần lớn các CD âm nhạc hướng về sự thiền định hoặc thư giãn. Hầy hết đều là những loại âm nhạc êm đềm, điềm tĩnh, giai điệu ít thay đổi. Điển hình như Anugana, David Arkenstone, Gardalf, G.E.N.E, Karunesh, Kitaro .. - Sự chính xác của định nghĩa này được xác nhận khi tất cả các nghệ sĩ trên được hỏi đều trả lời là các CD của họ đề cập đến sự suy tưởng, hồi tưởng của ý niệm.

3. New-Age là âm nhạc điện tử mà ở đó nó chứa đựng những giai điệu âm thanh êm dịu, giản đơn, thuần khiết, sâu xa, cộng với những khoảng không rộng, yên bình và những track dài. - Ban đầu, định nghĩa này còn khá dè dặt. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nghệ sĩ hướng tới cách thể hiện này, nó được sử dụng rất rộng rãi. 1 số album của Vangelis và Tangerine Dream cũng có cách thể hiện như định nghĩa này. Suzanne Ciani cũng thế. Điển hình nhất cần phải kể đến Secret Garden với những khu vườn của họ. Tuy nhiên, Klaus Schulze và Enya thì có lẽ không phải, vì cả hai đều có chung một cách thể hiện rất khác với ý kiến này.

1. Ảnh hưởng: - Những ảnh hưởng sớm nhất đến New-Age hiển nhiên là âm nhạc điện tử, classical music, với Brian Eno và Popol Vuh là những người tiên phong. - Tiếp sau là âm nhạc dân tộc, world music, prog-rock, điển hình là Kitaro, Klaus Schulze, Krautrock. - Một phần khác từ Terry Riley và Steve Reich, cũng được xem là 1 ảnh hưởng đối với New-Age. Họ cùng với Tony Conrad, La Monte Young sử dụng những giai điệu trầm thấp, đều ( từ những năm 1960). New-Age được nối tiếp tới những bài hát kinh cầu của Gregorian vào những năm nửa cuối TK20.

2.Đề tài: - Những đề tài đại chúng trong New-Age bao gồm: không gian và vũ trụ ; môi trường và thiên nhiên ; tính nhân bản của con người (chân-thiện-mĩ) ; sự hòa hợp của chính bản thân với thế giới ; kể về những giấc mơ hoặc những cuộc hành trình của tâm trí hay tinh thần. VD: những album của G.E.N.E tạo ra những âm thanh như mô tả âm nhạc, không gian của những hòn đảo ở Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Nhóm Software có những album thể hiện những khía cạnh của âm nhạc điện tử như: Chip Meditation, Electronic Universe.

3.Tiêu đề: - Tiêu đề của những bài hát trong New-Age thường nói về những khía cạnh của tâm linh. VD: Principles of Lust ( Enigma) ; Purple Dawn ( Anugama) ; Shepherd Moons ( Enya) ; Straight’ a way to Orion (Kitaro) ; The Quiet seft ( Gregorian).

Cảm nhận của bạn

Đăng nhập để đăng cảm nhận

Cảm nhận của thành viên | Xem hết

Xem hết các bình luận

Pop
3522 2,290,611